Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018

QUY TRÌNH ĐƯA SẢN PHẨM PHÂN BÓN RA THỊ TRƯỜNG

QUY TRÌNH THỦ TỤC ĐƯA SẢN PHẨM PHÂN BÓN RA THỊ TRƯỜNG THEO NGHỊ ĐỊNH 108/2017/NĐ-CP

 Ngày 20/9/2017 Chính Phủ ban hành nghị định 108/2017/NĐ-CP , nghị định mới về quản lý phân bón. 

 Ngày 23 tháng 4 năm 2018, Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert được Cục bảo vệ thực vật chỉ định TRUNG TÂM VIETCERT là đơn vị thực hiện CHỨNG NHẬN HỢP QUY SẢN PHẨM PHAN BÓN phù hợp với quy định tại nghị định 108/2017/NĐ-CP ngày 20/9/2017 của Chính phủ về quản lý phân bón. 
 Sản phẩm phân bón muốn lưu hànhđược trên thị trường cần phải thực hiện như sau:
Bước 1: Khảo nghiệm
  -Khảo nghiệm (ngoại trừ các sản phẩm không cần khảo nghiệm theo khoản 2, điều 13, nghị định 108/2017/NĐ-CP).
 -Chuẩn bị hồ sơ đăng ký khảo nghiệm - nộp hồ sơ đăng ký tại cục BVTV - xin cấp giấy phép khảo nghiệm.
Bước 2: Xin công nhận lưu hành phân bón
-Chuẩn bị hồ sơ xin công nhận lưu hành - nộp hồ sơ tại cục BVTV - Cục thẩm định hồ sơ , xem xét cấp quyết định công nhận lưu hành.
Bước 3:Tiến hành hợp quy sản phẩm 
-Doanh nghiệp cung cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, quyết định công nhận lưu hành, mẫu nhãn sản phẩm - Chứng nhận hợp quy tại tổ chức chứng nhận được Cục BVTV chỉ định - Công bố hợp quy tại sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tại nơi Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.
Bước 4: Đưa sản phẩm ra thị trường
Bước 5 : Kiểm soát chất lượng định kì


Hình ảnh đội ngũ chuyên gia đánh giá  Trung tâm VietCert

    MỌI THẮC MẮC VỀ NGHỊ ĐỊNH 108/2017/NĐ-CP QUÝ ĐƠN VỊ VUI LÒNG LIÊN HỆ        VỚI  CHÚNG TÔI
    Ms: Anh Thư - 0903505410
    Email:ngiepvu01.vietcert@gmail.com
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
  • Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
  • Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột 
  • Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ 
  • Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng


Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HACCP HIỆN NAY

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất/ chế biến nông, lâm, thủy sản hiện nay đang được khách hàng rất quan tâm, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu hàng đi thị trường Châu Âu, Nhật Bản hay Hàn Quốc... Vì vậy việc xây dựng hệ thống HACCP đối với các doanh nghiệp sản xuất là vô cùng quan trọng và cần thiết.

  • Nhưng có rất nhiều doanh nghiệp không biết việc chứng nhận HACCP phải đăng kí ở đâu?
  • Quy trình thủ tục chứng nhận như thế nào?

        Bài viết này sẽ giúp doanh nghiệp giải đáp các thắc mắc này.

 Ở mỗi tổ chức  chứng nhận ở các quốc gia có sự khác nhau nhưng các bước tiến hành thủ tục chứng nhận đều phải tuân theo các bước sau:

Bước 1: Tiếp xúc ban đầu, trao đổi thông tin giữa cơ quan chứng nhận và khách hàng (doanh nghiệp)

         Cuộc tiếp xúc diễn ra trước khi ký hợp đồng chứng nhận. Các thông tin chính cần thống nhất bao gồm:
- Các yêu cầu cơ bản của việc chứng nhận
- Các bước của thủ tục chứng nhận
- Tiêu chuẩn ứng dụng
- Các chi phí dự tính
- Chương trình kế hoạch làm việc

Bước 2: Chuẩn bị cho việc kiểm tra chứng nhận (đánh giá sơ bộ)

- Doanh nghiệp gửi tới cơ quan chứng nhận: Đơn đăng ký chứng nhận, các kế hoạch HACCP, các tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc áp dụng HACCP.
- Cơ quan chứng nhận cử chuyên gia phân tích đánh giá tình trạng thực tế về hồ sơ HACCP nhằm phát hiện ra những điểm yếu của văn bản tài liệu và việc áp dụng hệ thống HACCP tại thực địa. Sau khi kiểm tra và đánh giá sơ bộ, các chuyên gia phải chỉ ra được những vấn đề về hồ sơ tài liệu và thực tế áp dụng HACCP cần chấn chỉnh để doanh nghiệp sửa chữa kịp thời. Bước đánh giá sơ bộ này rất có lợi cho doanh nghiệp vì nó đóng vai trò hướng dẫn khuôn mẫu cho bước tiến hành đánh giá chính thức.

Bước 3: Ký hợp đồng về chứng nhận HACCP giữa cơ quan chứng nhận và doanh nghiệp

Bước 4: Doanh nghiệp đưa trình các tài liệu về HACCP cho cơ quan chứng nhận

Các tài liệu này đã được hiệu chỉnh, sau đánh giá sơ bộ (bước 2), gồm:
- Kế hoạch HACCP, tài liệu liên qua HACCP (Sổ tay HACCP)
- Thủ tục và chỉ dẫn công việc
- Mô tả sản phẩm
- Các tài liệu về giám sát, kiểm tra, thử nghiệm, sửa chữa...
- Bảng hỏi kiểm định HACCP

Bước 5: Đánh giá chính thức các tài liệu

- Các văn bản tài liệu HACCP (sổ tay HACCP) sẽ được đánh giá tính phù hợp của hệ thống HACCP với các luật lệ, tiêu chuẩn liên qua được xác định, cụ thể là:
+ Xem xét sự phù hợp với các yêu cầu vệ sinh
+ Việc thẩm tra và xác nhận các CCP
+ Các tài liệu, hồ sơ khác có liên quan
- Sau khi xem xét, đánh giá chính thức các tài liệu, hồ sơ, chuyên gia đánh giá phải làm báo cáo đánh giá về các văn bản tài liệu và gửi cho doanh nghiệp 1 bản.
- Doanh nghiệp nhận được bản báo cáo đánh giá về các văn bản tài liệu, có trách nhiệm rà soát và sửa chữa.

Bước 6: Lập kế hoạch kiểm tra

- Các chuyên gia đánh giá phải viết báo cáo đánh giá cùng với các báo cáo về sự không phù hợp và các điểm cần lưu ý sau khi kiểm tra đánh giá hồ sơ. Trong báo cáo cần nêu ra các câu hỏi cũng như các vấn đề cần sửa chữa để doanh nghiệp trả lời và sửa chữa. Các câu hỏi sẽ được làm rõ muộn nhất là trong quá trình kiểm tra thực địa.
- Đồng thời một kế hoạch kiểm tra, thẩm tra tại thực địa cũng được thống nhất giữa đoàn thẩm tra đánh giá và doanh nghiệp.

Bước 7: Kiểm tra, thẩm định tại thực địa

- Đoàn đánh giá sẽ đến kiểm tra và thẩm định tại thực địa, xem xét sự phù hợp của các hồ sơ với thực tế, kiến nghị sửa chữa các điểm không phù hợp.
- Trong khi kiểm tra chứng nhận tại thực địa, sẽ xác định hiệu quả của hệ thống HACCP.
- Vai trò của doanh nghiệp trong quá trình kiểm tra là trình bày các ứng dụng thực tế của các thủ tục chương trình HACCP.
- Kết thúc kiểm tra tại thực địa, đoàn đánh giá sẽ tổ chức một buổi họp kết thúc, doanh nghiệp sẽ có cơ hội đưa ra ý kiến về những gì kiểm tra tìm thấy đã nêu ra.
+ Sự không phù hợp sẽ được chứng minh trong các báo cáo sai lệch.
+ Đối với các sai lệch, doanh nghiệp có trách nhiệm chỉnh sửa lại.
- Sau khi doanh nghiệp đã hoàn thành việc sửa chữa các sai lệch và những điều còn thắc mắc được làm rõ, đoàn đánh giá phải thẩm tra lại và báo cáo đánh giá, thẩm định toàn bộ. Tuy nhiên, doanh nghiệp có quyền đưa ra quan điểm tán thành hoặc không tán thành các ý kiến của đoàn hoặc thẩm tra viên trong vòng 2 tuần lễ.

Bước 8: Cấp chứng nhận HACCP

- Cơ sở được cấp chứng nhận HACCP nếu toàn bộ hồ sơ tài liệu đều phù hợp với thực tế và toàn bộ các điểm không phù hợp đã được khắc phục sửa chữa thỏa đáng, được trưởng đoàn đánh giá xác nhận. Bộ hồ sơ để xem xét câp chứng nhận HACCP bao gồm:
+ Công văn đề nghị (đăng ký)
+ Hợp đồng chứng nhận HACCP
+ Báo cáo tiền kiểm định
+ Báo cáo về công tác kiểm tra tài liệu HACCP
+ Kế hoạch kiểm định
+ Báo cáo về những sai lệch
+ Báo cáo kiểm định
+ Bảng hỏi kiểm định HACCP (đã thẩm định tại thực địa)
+ Bảng liệt kê các tài liệu tại chỗ
+ Báo cáo kiểm định cuối cùng
- Cơ quan chứng nhận sẽ cấp chứng nhận HACCP cho khách hàng. Chứng nhận HACCP có giá trị 3 năm.

Bước 9: Giám sát duy trì chứng nhận và chứng nhận lại

- Trong thời gian hiệu lực của giấp chứng nhận HACCP, cơ quan chứng nhận phải tổ chức giám sát định kỳ (trung bình là 6 tháng/lần) để đảm bảo rằng tất cả các quy phạm vệ sinh, nguyên tắc HACCP đang được duy trì đúng theo yêu cầu.
- Nếu trong quá trình giám sát, phát hiện thấy có vấn đề không phù hợp, không khắc phục sửa chữa kịp thời, sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận.
- Khi hết thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận ( giấy chứng nhận có giá trị 3 năm), cơ sở phải đăng ký và làm thủ tục chứng nhận lại vào thời điểm trước khi sắp hết hạn (3 tháng). Thủ tục chứng nhận lại như chứng nhận ban đâu nhưng tính chất đơn giản hơn nhiều.
- Việc thu hồi chứng nhận: Nếu có sự sai lệch nghiêm trọng, chứng nhận sẽ bị thu hồi lại. Sự sai lệch nghiêm trọng có thể là sự nghi ngờ hiệu quả của hệ thống HACCP hoặc phát hiện các vấn đề vi phạm về luật lệ và tiêu chuẩn HACCP.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
Ms. Nguyễn Trâm - 0903 505 830
  • Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
  • Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột 
  • Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ 
  • Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2018

Thủ tục tự công bố sản phẩm thực phẩm - 0905 727 0889



1. THÔNG TIN CHUNG

Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP thay thế 38/2012/NĐ-CP về hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm quy định:

- Các sản phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn trừ các sản phẩm quy định tại Khoản 2 Điều này và Điều 6 Nghị định này thì tổ chức, cá nhân thực hiện tự công bố sản phẩm.

- Nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, bao bì chứa đựng thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) sản xuất, nhập khẩu để phục vụ cho việc sản xuất của tổ chức, cá nhân được miễn tự công bố sản phẩm.


2. HỒ SƠ TỰ CÔNG THỰC PHẨM TOÀN THỰC PHẨM
- Hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:

a) Bản tự công bố an toàn sản phẩm theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế.

- Trình tự, thủ tục tự công bố sản phẩm

a) Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định;

b) Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ tại đơn vị và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận;

c) Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự an toàn của sản phẩm đó.

- Hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt.

- Các tài liệu nộp kèm hồ sơ phải còn hiệu lực tại thời điểm nộp.


3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Bản tự công bố sản phẩm an toàn thực phẩm
4. THỜI GIAN THỰC HIỆN: 7 ngày chưa bao gồm thời gian phân tích mẫu.


Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.



Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư vấn tốt nhất.

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2018

TẠI SAO DOANH NGHIỆP KINH DOANH & SẢN XUẤT THỰC PHẨM CẦN CHỨNG NHẬN HACCP?

TẠI SAO DOANH NGHIỆP KINH DOANH & SẢN XUẤT THỰC PHẨM CẦN CHỨNG NHẬN HACCP?


       Tại sao phải chứng nhận HACCP và những lợi ích mà chứng nhận HACCP sẽ mang lại cho doanh nghiệp kinh doanh & sản xuất thực phẩm là gì?

       Hiện nay, vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu của toàn xã hội. Chứng nhận HACCP được biết đến như là một công cụ hữu hiệu giúp cơ sở chế biến thực phẩm đảm bảo chất lượng an toàn. Vậy chứng nhận HACCP như thế nào và những lợi ích mà chứng nhận HACCP sẽ mang lại cho doanh nghiệp là gì?

1/ Chứng nhận HACCP là gì?

      HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point) là hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm dựa trên nguyên tắc phân tích mối nguy, thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát các điểm tới hạn giúp giảm thiểu tới mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra đối với an toàn thực phẩm.



2/ Tại sao doanh nghiệp cần chứng nhận HACCP?

      Chứng nhận HACCP giúp các doanh nghiệp có được lợi thế trong việc chứng minh được việc sản xuất thực phẩm của mình với khách hàng và các đối tác trong và ngoài nước luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc chứng nhận HACCP sẽ mang đến cho các doanh nghiệp những lợi ích cụ thể như sau:

  • Nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm, tạo lòng tin đối với các đối tác và người tiêu dùng.
  • Giúp ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa những mối nguy hại về an toàn thực phẩm xuống mức thấp nhất.
  • Tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng thị trường cũng như đàm phán, ký kết hợp đồng với các đối tác trong và ngoài nước, đặc biệt trong ngành thực phẩm xuất khẩu.
  • Được phép in trên nhãn hàng sự chứng nhận phù hợp với hệ thống quản lý HACCP giúp tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác.
  • Giúp tăng doanh thu, lợi nhuận và giảm chi phí bán hàng thông qua giảm tổn thất của các sản phẩm hỏng hoặc bị thu hồi.
  • Đáp ứng sự phù hợp với yêu cầu sản phẩm và VSATTP của cơ quan chức năng thẩm quyền.

Trên đây là những lợi ích quan trọng không thể phủ nhận mà các doanh nghiệp cần chứng nhận HACCP.

 Để hiểu rõ hơn về dịch vụ chứng nhận HACCP và các dịch vụ khác bạn vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn trực tiếp.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
Ms. Nguyễn Trâm - 0903 505 830
  • Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
  • Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột 
  • Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ 
  • Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2018

NGUYÊN TẮC VÀ TRÌNH TỰ ÁP DỤNG HACCP - 0905 727 089

NGUYÊN TẮC VÀ TRÌNH TỰ ÁP DỤNG HACCP

HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points - Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn) là công cụ cơ bản trong việc hoạch định tạo thực phẩm an toàn trong việc áp dụng ISO 22000 tại các tổ chức tham gia vào chuỗi thực phẩm.

HACCP có tính chất hệ thống và có cơ sở khoa học, nó xác định các mối nguy cụ thể và các biện pháp để kiểm soát chúng nhằm đảm bảo tính an toàn thực phẩm. HACCP là một công cụ để đánh giá các mối nguy và thiết lập các hệ thống kiểm soát thường tập trung vào việc phòng ngừa nhiều hơn, thay cho việc kiểm tra thành phẩm.

HACCP được áp dụng trong suốt cả chuỗi thực phẩm, từ khâu ban đầu tới khâu tiêu thụ cuối cùng và việc áp dụng đó phải căn cứ vào các chứng cứ khoa học về các mối nguy cho sức khoẻ của con người. Cùng với việc tăng cường tính an toàn của thực phẩm, việc áp dụng HACCP có thể cho các lợi ích đáng kể khác. Hơn nữa, việc áp dụng hệ thống HACCP có thể giúp các cấp có thẩm quyền trong việc thanh tra và thúc đẩy buôn bán quốc tế bằng cách tăng cường sự tin tưởng về an toàn thực phẩm.

Hình ảnh có liên quan

HACCP có 7 nguyên tắc:

Nhận diện mối nguy;

Xác định điểm kiểm soát tới hạn (CCP - Critical Control Points);

Xác định giới hạn tới hạn cho mỗi CCP;

Thiết lập thủ tục giám sát CCP;

Thiết lập kế hoạch hành động khắc phục khi giới hạn tới hạn bị phá vỡ;

Xây dựng thủ tục thẩm tra hệ thống HACCP;

Thiết lập thủ tục lưu trữ hồ sơ HACCP.

Trình tự áp dụng HACCP gồm 12 bước, trong đó 7 nguyên tắc trên cũng đồng thời là 7 bước cuối. Còn 5 bước trước đó là:

Thành lập nhóm HACCP;

Ghi chép, thuyết minh về thực phẩm (tính an toàn, thời hạn sử dụng, bao gói, hình thức phân phối);

Xác nhận phương pháp sử dụng thực phẩm;

Vạch sơ đồ trình tự chế biến thực phẩm;

Kiểm tra tại nhà máy trình tự chế biến thực phẩm.

Việc nhận diện mối nguy dựa trên kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và sự hiểu biết về thực trạng điều kiện sản xuất của mỗi nhà máy.

Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư vấn tốt nhất.

Tiêu chuẩn ISO 22000 - 0905 727 089




Tiêu chuẩn ISO 22000 quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, kết hợp các yếu tố quan trọng đã được thừa nhận chung dưới đây nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm trong cả chuỗi thực phẩm cho tới điểm tiêu thụ cuối cùng:

1. Trao đổi thông tin tác nghiệp

Nói đơn giản “Trao đổi thông tin tác nghiệp” đó là hình thành nên một yêu cầu, cam kết chung về an toàn thực phẩm mà các bên từ Nhà cung cấp, nhà sản xuất, các cơ quan luật pháp và chế định cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng tương tác và thống nhất về sản phẩm an toàn. Việc trao đổi thông tin với khách hàng và người cung ứng là yếu tố thiết yếu để đảm bảo nhận biết, xác định và kiểm soát được tất cả các mối nguy hại về an toàn thực phẩm tại từng bước trong chuỗi thực phẩm.

Trao đổi thông tin với bên ngoài:

Nhằm đảm bảo sẵn có đầy đủ thông tin về các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi thực phẩm, tổ chức phải thiết lập, áp dụng và duy trì các cách thức hiệu quả để trao đổi thông tin với:

Nhà cung ứng và nhà thầu.
Khách hàng, người tiêu dùng, đặc biệt là thông tin về sản phẩm (bao gồm các chỉ dẫn liên quan đến mục đích sử dụng dự kiến, yêu cầu bảo quản cụ thể và, nếu thích hợp, thời hạn sử dụng), các yêu cầu, hợp đồng hoặc đơn hàng bao gồm cả các sửa đổi và thông tin phản hồi của khách hàng kể cả khiếu nại của khách hàng.
Cơ quan luật pháp và chế định
Các tổ chức khác có tác động đến hoặc sẽ bị ảnh hưởng bởi, tính hiệu lực hoặc việc cập nhật của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Trao đổi thông tin nội bộ:

Tổ chức phải thiết lập, áp dụng và duy trì các cách thức hiệu quả để trao đổi thông tin với các thành viên về vấn đề có ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm.

Nhằm duy trì tính hiệu lực của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, tổ chức phải đảm bảo rằng nhóm an toàn vệ sinh thực phẩm được thông báo một cách kịp thời các thay đổi, bao gồm nhưng không giới hạn ở các yếu tố sau đây:

a)     Sản phẩm hoặc sản phẩm mới

b)     Nguyên liệu thô, thành phần,  dịch vụ

c)     Hệ thống và thiết bị sản xuất

d)    Cơ ngơi sản xuất, vị trí đặt thiết bị, môi trường xung quanh

e)     Chương trình làm sạch và vệ sinh

f)      Hệ thống bao gói, bảo quản và phân phối

g)     Trình độ năng lực của con người và/hoặc sự phân bổ trách nhiệm và quyền hạn

h)     Các yêu cầu về luật định và chế định

i)       Hiểu biết về các mối nguy hại liên quan đến an toàn thực phẩm và các biện pháp kiểm soát

j)       Các yêu cầu của khách hàng, ngành và các yêu cầu khác mà tổ chức theo dõi

k)     Các yêu cầu liên quan của các bên quan tâm bên ngoài

l)       Các khiếu nại chỉ ra mối nguy hại về an toàn thực phẩm đi liền với sản phẩm

m)   Các điều kiện khác có ảnh hưởng đến an toàn thực phầm.

2. Quản lý hệ thống:

Sự tham gia và cam kết của lãnh đạo:

Lãnh đạo cao nhất phải cung cấp bằng chứng về cam kết xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và cải tiến liên tục hiệu lực của hệ thống bằng cách:

Chứng tỏ vấn đề an toàn thực phẩm được hỗ trợ bởi các mục tiêu kinh doanh của tổ chức
Truyền đạt để toàn bộ tổ chức biết về tầm quan trọng của việc thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn này, các yêu cầu về luật định và chế định cũng như các yêu cầu của khách hàng liên quan đến an toàn thực phẩm,
Thiết lập chính sách an toàn thực phẩm
Tiến hành các xem xét của lãnh đạo
Đảm bảo tính sẵn có của nguồn lực
Trách nhiệm và quyền hạn của lãnh đạo là phải xác định và thông báo cho tổ chức về trách nhiệm và quyền hạn nhằm đảm bảo việc hoạt động và duy trì hiệu lực của hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm. Mọi cá nhân phải có trách nhiệm báo cáo các vấn đề về hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm cho (những) người được chỉ định, người được chỉ đinh phải có trách nhiệm và quyền hạn nhất định đối với việc triển khai lập hồ sơ về các hoạt động đó

Lãnh đạo cao nhất phải xem xét hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của tổ chức ở các giai đoạn được hoạch định để đảm bảo sự phù hợp, thích đáng và tính hiệu lực được duy trì liên tục. Xem xét này phải bao gồm việc đánh giá các cơ hội cải tiến và nhu cầu thay đổi hẹ thống quản lý an toàn thực phẩm, bao gồm cả chính sách về an toàn thực phẩm. Hồ sơ về các xem xét của lãnh đạo phải được duy trì. Yếu tố của việc xem xét, chúng ta cần quan tấm đến chính là đầu vào và đầu ra, đầu vào nghĩa là thông tin về:

Hành động thực hiện từ hoạt động xem xét của lãnh đạo trước đó
Phần tích kết quả các hoạt động kiểm tra xác nhận
Các trường hợp thay đổi có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm
Tình huống khẩn cấp, rủi ro
Xem xét hoạt động trao đổi thông tin, cả thông tin phản hồi của khách hàng
Đánh gia hoặc kiểm tra bên ngoài
Đầu ra của việc xem xét đó chính là các quyết định và hành động của lãnh đạo sau khi xem xét các thông tin đầu vào:

Sự đảm bảo về an toàn thực phẩm
Việc cải tiến tính hiệu lực của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Nhu cầu về nguồn lực
Các xem xét về chính sách an toàn thực phẩm của tổ chức và các mục tiêu liên quan.
Muốn quản lý được hệ thống ATVSTP thì tổ chức trước hết phải quản lý được các nguồn lực sẫn có của chính mình, phải lúc nào cũng nâng cao tinh thần sẵn sàng chuẩn bị, cung cấp đầy đủ những nguồn lực cần thiết để xây dựng, quản lý hệ thống:

 Nguồn nhân lực cần phải có:
·        Năng lực

·        Kiến thức

·        Kỹ năng

·        Được đào tạo

·        Kinh nghiệm

Tổ chức phải:

a)     Xác đinh các năng lực cần thiết đối với các cá nhân mà hoạt động của họ có ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm

b)     Tổ chức đào tạo hoặc thực hiện hoạt động khác nhằm đảm bảo các cá nhân có năng lực cần thiết

c)     Đảm bảo các cá nhân chịu trách nhiệm đối với việc theo dõi, khắc phục và hành động khắc phục của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đều được đào tạo

d)    Đảm bảo các cá nhân nhận thức được sự liên quan và tầm quan trọng của các hoạt động riêng lẻ của cá nhân trong việc đóng góp và an toàn thực phẩm

Cơ sở hạ tầng
Môi trường làm việc
3. Các Chương Trình Tiên Quyết

Các Chương trình tiên quyết (PRPs) được xác định rằng việc sử dụng phân tích mối nguy hại làm yếu tố thiết yêu để kiểm soát khả năng tạo ra mối nguy hại về an toàn thực phẩm cho sản phẩm và hoặc nhiễm bẩn hoặc sự gia tăng các mối nguy hại về an toàn thực phẩm trong các sản phẩm hoặc trong môi trường chế biến.

Các chương trình tiên quyết cần phải phụ thuộc và phân đoạn của chuỗi thực phẩm mà tổ chức hoạt động và loại hình của tổ chức.Ví dụ như: Thực hành nông nghiệp tốt (VietGap, GlobalGap), Thực hành thú y tốt (GVP), Thực hành sản xuất tốt (GMP), Thực hành vệ sinh tốt (GHP), Thực hành chế tạo tốt (GPP), …

Các chương trình tiên quyết phải:

a)     Thích hợp với nhu cầu của tổ chức về mặt an toàn thực phẩm

b)     Thích hợp với qui mô và loại hình hoạt động cũng như tính chất của sản phẩm được sản xuất và/hoặc sử dụng

c)     Được áp dụng trên toàn bộ hệ thống sản xuất, làm chương trình áp dụng chung hoặc là chương trình áp dụng cho một sản phẩm hoặc dây chuyền hoạt động cụ thể

d)    Được nhóm an toàn thực phẩm phê duyệt

Tổ chức cũng phải xác định các yêu cầu về luật định và chế định có liên quan đến vấn đề nêu trên.

Thiết lập các chương trình hoạt động tiên quyết (PRPs):

Phải lập thành văn bản các chương trình hoạt động tiên quyết và mỗi chương trình phải có các thông tin sau:

a)     Các mối nguy hại về an toàn thực phẩm mà chương trình kiểm soát

b)     Các biện pháp kiểm soát

c)     Các quy trình theo dõi chứng tỏ rằng các chương trình tiên quyết (PRP) đã được thực hiện

d)    Khắc phục và hành động khắc phục cần thực hiện nếu việc theo dõi cho thấy là chương trình hoạt động tiên quyết không được kiểm soát

e)     Trách nhiệm và quyền hạn

f)      Các hồ sơ theo dõi

4. Các nguyên tắc xây dựng HACCP.

Trình tự áp dụng HACCP bao gồm 12 bước trong đó 7 bước cuối là 7 nguyên tắc của HACCP

1.     Thành lập nhóm HACCP

2.     Ghi chép, thuyết minh về thực phẩm (tính an toàn, thời hạn sử dụng, bao gói, hình thức phân phối)

3.     Xác nhận phương pháp sử dụng thực phẩm

4.     Vạch sơ đồ trình tự chế biến thực phẩm

5.     Kiểm tra tại nhà máy trình tự chế biến thực phẩm

6.     Qui tắc 1: Nhận diện mối nguy

7.     Qui tắc 2: Xác định điểm kiểm soát tới hạn

8.     Qui tắc 3: Xác định giới tới hạn cho mỗi CCP

9.     Qui tắc 4: Thiết lập thủ tục giám sát CCP

10. Qui tắc 5: Thiết lập kế hoạch hành động khắc phục khí giới hạn tới hạn bị phá vỡ.

11. Qui tắc 6: Xây dựng thủ tục thẩm tra hệ thống HACCP

12. Qui tắc 7: Thiết lập thủ tục lưu trữ hồ sơ HACCP

Ngoài ra, bộ tiêu chuẩn ISO 22000 còn có các tiêu chuẩn sau, chủ yếu hỗ trợ việc áp dụng cũng như chứng nhận ISO 22000.

ISO 22000 - Food safety management systems - Requirements for any organization in the food chain.
ISO 22001 - Guidelines on the application of ISO 9001:2000 for the food and drink industry (replaces: ISO 15161:2001).
ISO/TS 22002- Prerequisite programmes on food safety—Part 1: Food manufacturing
ISO TS 22003 - Food safety management systems for bodies providing audit and certification of food safety management systems.
ISO TS 22004 - Food safety management systems - Guidance on the application of ISO 22000:2005.
ISO 22005 - Traceability in the feed and food chain - General principles and basic requirements for system design and implementation.
ISO 22006 - Quality management systems - Guidance on the application of ISO 9002:2000 for crop production.

     Phiên bản hiện hành của ISO 22000 là ISO 22000:2005 và tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam tương đương là TCVN ISO 22000:2007.

Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư vấn tốt nhất.

Thứ Tư, 11 tháng 7, 2018

Định nghĩa một số thuật ngữ trong HACCP - 0905727089


ĐỊNH NGHĨA MỘT SỐ THUẬT NGỮ TRONG HACCP

Kết quả hình ảnh cho HACCP

1. Chương trình HACCP (HACCP program): tên gọi tắt của chương trình Quản lý chất lượng và ATTP theo HACCP, là hệ thống các biện pháp mà cơ sở sản xuất áp dụng nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm, được xây dựng trên quan điểm phân tích và kiểm soát mối nguy trước khi chúng xảy ra, bao gồm cả các thủ tục tự thẩm tra và hiệu chỉnh chương tình.
2. Biện pháp phòng ngừa (preventive measures): các phương pháp vật lý, hoá học hoặc các thủ tục được thực hiện để ngăn ngừa việc xẩy ra các mối nguy có thể làm mất an toàn thực phẩm.
3. Điểm kiểm soát: tất cả các điểm, công đoạn và thủ tục tại đó có thể kiểm soát được các mối nguy sinh học hoá học vật lý.
4. Điểm kiểm soát tới hạn ( Critical control point): Viết tắt là CCP là điểm, công đoạn, quá trình mà tại đó các biện pháp kiểm soát được thực hiện để ngăn ngừa, loại trừ hoặc giảm thiểu tới mức chấp nhận được mối nguy đối với an toàn thực phẩm.
5. Cây quyết định CCP: Chuỗi các câu hỏi được sắp đặt theo trình tự dùng để xác định một điểm kiểm soát có phải là điểm kiểm soát tới hạn hay không.
6. Hành động khắc phục (Corrective Action): Các hoạt động được dự kiến phải thực hiện khi giới hạn bị vi phạm nhằm khắc phục hậu quả và ngăn ngừa sự tái diễn của vi phạm đó.
7. Kế hoạch HACCP (HACCP plan): tài liệu được xây dựng theo nguyên tắc của HACCP nhằm kiểm soát các mối nguy đáng kể đối với an toàn thực phẩm trong toàn bộ dây chuyền sản xuất.
8. Mối nguy (Hazard): yếu tố sinh học, hoá học, vật lý có thể làm cho thực phẩm không an toàn khi sử dụng.
9. Mối nguy đáng kể (Significant Hazard): Mối nguy có nhiều khả năng xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ của người tiêu dùng.
10. Ngưỡng tới hạn (Citical Limit): mức giá trị của các chỉ tiêu được xác định cho từng biện pháp tại mỗi điểm kiểm soát tới hạn để kiểm soát được mối nguy đó.
11. Nhóm HACCP (HACCP team): Nhóm người được giao trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch HACCP tại mỗi cơ sở.
12. Phân tích mối nguy (Hazard analysis): Quá trình thu thập, đánh giá thông tin về các mối nguy và điều kiện dẫn đến sự xuất hiện các mối nguy đó, nhằm xác định mối nguy đáng kể đối với an toàn thực phẩm cần được kiểm soát trong kế hoạch HACCP.
13. Quy phạm sản xuất (Good manufacturing practices): Viết tắt là GMP là những biện pháp, thao tác thực hành cần tuân thủ, nhằm đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm đạt yêu cầu vè chất lượng.
14. Quy phạm vệ sinh (Sanitation Standard operating Procedure): Viết tắt là SSOP là quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh tại cơ sở.
15. Thẩm tra HACCP (HACCP Verification): Việc áp dụng các phưong pháp thủ tục phép thử và các cách đánh giá khác nhằm xem xét tính hợp lý của kế hoạch HACCP và xác định sự tuân thủ theo kế hoạch HACCP trong thực tế sản xuất.
16. Thủ tục thẩm tra CCP (CCP Monitering): Việc quan sát đo đếm hoặc các phép phân tích có hệ thống nhằm đảm bảo cho quy trình thủ tục tại mỗi điểm kiểm soát tới hạn được thực hiện đầy đủ theo kế hoạch HACCP.
17. Các chương trình tiên quyết (Prerequisite for HACCP): Các yêu cầu về cơ sở vật chát, quy phạm sản xuất, quy phạm vệ sinh cần thiết dể đảm bảo những điều kiện cơ bản cho chương trình HACCP hoạt động có hiệu quả.
Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư vấn tốt nhất.