Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2018

LỢI ÍCH VÀ CÁC BƯỚC XÂY DỰNG HACCP 0903505714

 LỢI ÍCH VÀ CÁC BƯỚC XÂY DỰNG HACCP
Doanh nghiệp khi áp dụng hệ thống HACCP sẽ đạt được những lợi ích sau:
-       Nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm của mình, tăng tính cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, nhất là đối với thực phẩm xuất khẩu. Đồng thời tạo lòng tin với người tiêu dùng và bạn hàng
-       Được phép in trên nhãn sản phẩm sự phù hợp với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm HACCP
-       Có điều kiện thuận lợi khi đàm phán ký kết hợp đồng thương mại trong nước cũng như xuất khẩu
-       Là cơ sở được hưởng chính sách ưu tiên đầu tư, đào tạo của nhà nước cũng như các đối tác nước ngoài
HACCP mang lại lợi ích cho ngành công nghiệp:
-       Tăng khả năng cạnh tranh và tiếp thị, giảm chi phí do giảm sản phẩm hỏng và phải thu hồi, cải tiến quá trình sản xuất và điều kiện môi trường
-       Cải tiến năng lực quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm
-       Tăng cơ hội kinh doanh và xuất nhập khẩu thực phẩm
HACCP mang lại lợi ích cho nhà nước:
-       Cải thiện sức khỏe cộng đồng
-       Nâng cao hiệu quả và kiểm soát thực phẩm
-       Giảm chi phí cho sức khỏe cộng đồng
-       Tạo điều kiện cho phát triển thương mại
-       Tạo lòng tin của người dân vào việc cung cấp thực phẩm
HACCP mang lại lợi ích cho người tiêu dùng:
-       Giảm nguy cơ các bệnh truyền qua thực phẩm, nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm
-       Tăng sự tin cậy vào việc cung cấp thực phẩm
-       Cải thiện cuộc sống trong lĩnh vực sức khỏe và kinh tế-xã hội
Trên đây là những lợi ích không thể phủ nhận khi doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý HACCP.

12 bước áp dụng HACCP thành công (14/04/2014)

Bước 1: Lập nhóm công tác về HACCP
Việc nghiên cứu HACCP đòi hỏi phải thu thập, xử lý và đánh giá các số liệu chuyên môn. Do đó, các phân tích phải được tiến hành bởi nhóm cán bộ thuộc các chuyên ngành khác nhau nhằm cải thiện chất lượng các phân tích và chất lượng các quyết định sẽ được đưa ra. Các thành viên phải được đào tạo và có đủ hiểu biết về những vấn đề liên quan trong công việc xây dựng và áp dụng chương trình HACCP.
Bước 2: Mô tả sản phẩm
Phải mô tả đầy đủ những chi tiết quan trọng của sản phẩm sẽ nghiên cứu, kể cả những sản phẩm trung gian tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm được xét có liên quan đến tính an toàn và chất lượng thực phẩm.
Bước 3: Xác định mục đích sử dụng
Căn cứ vào cách sử dụng dự kiến của sản phẩm đối với nhóm người sử dụng cuối cùng hay người tiêu thụ để xác định mục đích sử dụng.
1. Phương thức sử dụng
2. Phương thức phân phối
3. Điều kiện bảo quản và thời hạn sử dụng
4. Yêu cầu về ghi nhãn
Bước 4: Thiết lập sơ đồ quy trình sản xuất
Sơ đồ này và sơ đồ mặt bằng, bố trí thiết bị phải do nhóm HACCP thiết lập bao gồm tất cả các bước trong quá trình sản xuất. Đây là công cụ quan trọng để xây dựng kế hoạch HACCP.
Bước 5: Thẩm tra sơ đồ quy trình sản xuất
Nhóm HACCP phải thẩm tra lại từng bước trong sơ đồ một cách cẩn thận bảo đảm sơ đồ đó thể hiện một cách đúng đắn quá trình hoạt động của quy trình trong thực tế. Phải kiểm tra sơ đồ này ứng với hoạt động của quy trình cả vào ban ngày lẫn ban đêm và những ngày nghỉ. Sơ đồ phải được chỉnh sửa cẩn thận sau khi nhận thấy những thay đổi so với sơ đồ gốc.
Bước 6: Xác định và lập danh mục các mối nguy hại và các biện pháp phòng ngừa
Nhận diện tất cả các mối nguy hại có thể xảy ra. Những nguy hại được xem xét phải là những nguy hại mà việc xóa bỏ nó hay hạn chế nó đến mức độ chấp nhận được sẽ có tầm quan trọng thiết yếu đến chất lượng an toàn thực phẩm xét theo những yêu cầu đã được đặt ra.
Tiến hành phân tích mối nguy để xác định các biện pháp phòng ngừa kiểm soát chúng. Các biện pháp phòng ngừa là những hành động được tiến hành nhằm xóa bỏ hoặc giảm bớt mức độ gây hại của mối nguy đến một mức độ có thể chấp nhận được.
Bước 7: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn CCPs
Để xác định các CCPs có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong đó phổ biến là sử dụng CÂY QUYếT ĐịNH. Cây quyết định là sơ đồ có tính logic nhằm xác định một cách khoa học và hợp lý các CCPs trong một chu trình thực phẩm cụ thể. Rà soát lại các kết quả phân tích mối nguy hại và các biện pháp phòng ngừa đã lập. Loại bỏ các mối nguy hại có thể kiểm soát bằng việc áp dụng các phương pháp. Các mối nguy còn lại là các mối nguy không thể kiểm soát đầy đủ bằng các phương pháp thì tiến hành phân tích để xác định CCPs.
Bước 8: Thiết lập các ngưỡng tới hạn cho từng CCP
Ngưỡng tới hạn là các giá trị được định trước cho các biện pháp an toàn nhằm triệt tiêu hoặc kiểm soát một mối nguy tại một CCP trong suốt quá trình vận hành. Mỗi điểm CCP có thể có nhiều ngưỡng tới hạn. Để thiết lập chúng, cần căn cứ vào các quy định vệ sinh, an toàn của nhà nước, các tiêu chuẩn quốc tế, các hướng dẫn kiến nghị quốc tế của FAO, WHO, các cứ liệu khoa học, các tài liệu kỹ thuật, các thông số quy trình công nghệ, các số liệu thực nghiệm.
Để đảm bảo các chỉ tiêu cần kiểm soát không có cơ hội vượt ngưỡng tới hạn, cần xác định giới hạn an toàn để tại đó phải tiến hành điều chỉnh quá trình chế biến nhằm ngăn ngừa khả năng vi phạm ngưỡng tới hạn. Trong thực tế, đưa ra khái niệm “Ngưỡng vận hành” là giá trị tại đó của chỉ tiêu cần kiểm soát, người điều khiển phải kịp thời điều chỉnh thiết bị hay quy trình để đảm bảo giá trị đó không quá ngưỡng tới hạn. Như vậy, ngưỡng vận hành luôn luôn có hệ số an toàn cao hơn ngưỡng tới hạn và có giá trị luôn nằm trong vùng an toàn của ngưỡng tới hạn.
Bước 9: Thiết lập hệ thống giám sát cho từng CCP
Giám sát là đo lường hay quan trắc theo lịch trình các thông số của CCP để so sánh chúng với các ngưỡng tới hạn. Hệ thống giám sát mô tả phương pháp quản lý sử dụng để đảm bảo cho các điểm CCP được kiểm soát, đồng thời nó cũng cung cấp những hồ sơ về tình trạng của quá trình để sử dụng về sau trong giai đoạn thẩm tra. Việc giám sát phải cung cấp thông tin đúng để hiệu chỉnh nhằm bảo đảm kiểm soát quá trình, ngăn ngừa vi phạm các ngưỡng tới hạn.
Bước 10: Thiết lập các hành động khắc phục
Các hành động khắc phục được tiến hành khi kết quả cho thấy một CCP nào đó không được kiểm soát đầy đủ. Phải thiết lập các hành động khắc phục cho từng CCP trong hệ thống HACCP để xử lý các sai lệch khi chúng xảy ra nhằm điều chỉnh đưa quá trình trở lại vòng kiểm soát.
Bước 11: Thiết lập các thủ tục thẩm tra
Hoạt động thẩm tra phải được tiến hành nhằm để đánh giá lại toàn bộ hệ thống HACCP và những hồ sơ của hệ thống. Tần suất thẩm tra cần phải đủ để khẳng định là hệ thống HACCP đang hoạt động có hiệu quả.
Các phương pháp thẩm tra có thể bao gồm các hệ thống nội bộ, kiểm tra về mặt vi sinh các mẫu sản phẩm trung gian và cuối cùng, tiến hành thêm các xét nghiệm tại những điểm CCP có chọn lọc, tiến hành điều tra thị trường để phát hiện những vấn đề sức khỏe không bình thường do tiêu thụ sản phẩm, cập nhật số liệu từ phía người tiêu dùng sản phẩm. Đó chính là cơ sở để bổ sung, sửa đổi chương trình HACCP.
Thủ tục thẩm tra bao gồm:
1. Xem xét lại nghiên cứu HACCP và những hồ sơ ghi chép
2. Đánh giá lại những lệch lạc và khuyết tật sản phẩm
3. Quan sát nếu các điểm CCP còn đang kiểm soát được
4. Xác nhận những ngưỡng tới hạn được xác định
5. Đánh giá lại chương trình HACCP và tình hình sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng hiện tại và trong tương lai.
Bước 12: Thiết lập bộ tài liệu và lưu giữ hồ sơ HACCP
Việc lưu giữ hồ sơ có hiệu quả và chính xác đóng vai trò quan trọng trong áp dụng hệ thống HACCP. Các thủ tục HACCP phải được ghi thành văn bản. Việc lập bộ tài liệu và lưu giữ hồ sơ phải phù hợp với tính chất và quy mô của quá trình hoạt động.
Các loại tài liệu là: phân tích mối nguy, xác định các CCP, xác định ngưỡng tới hạn.
Các loại hồ sơ bao gồm: Hồ sơ giám sát CCP, hồ sơ về các sai lệch và những hành động khắc phục kèm theo, hồ sơ về hoạt động thẩm tra.
Ngoài các bước nêu trên, để thực thi kế hoạch HACCP hiệu quả thì việc đào tạo nhận thức của công nhân viên trong cơ sở về các nguyên tắc và các ứng dụng hệ thống HACCP là những yếu tố quan trọng. Thông qua việc nâng cao hiểu biết của toàn thể cán bộ công nhân viên về vấn đề chất lượng và hệ thống HACCP sẽ tạo ra sự đồng lòng nhất trí trong quá trình thực hiện HACCP.
Trung tâm chứng nhận hợp chuẩn hợp quy - Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0903505714 để được tư vấn tốt nhất.


chứng nhận haccp 0903505714

PHÂN TÍCH MỐI NGUY VÀ ĐIỂM TỐI HẠN HACCP

Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn có thể coi là then chốt trong việc tuân thủ pháp chế quốc gia hoặc quốc tế về an toàn thực phẩm. Đó là công cụ quản lý rủi ro, hỗ trợ các chuẩn mực của hệ thống đưa ra thực hiện tốt quy trình chế biến thực phẩm đối với tất cả các ngành thực phẩm  như ISO 22000 Quản lý An toàn thực phẩm. HACCP phác thảo các quy trình sản xuất tốt và có thể là chìa khóa cho doanh nghiệp của bạn khi tham gia vào thương mại quốc tế. Đặc biệt HACCP phù hợp cho những nhà sản xuất chính, nhà sản xuất công nghiệp, người gia công và nhà vận hành dịch vụ thực phẩm.

HACCP là gì?

Công cụ quản lý rủi ro được sử dụng chủ yếu trong việc quản lý rủi ro an toàn thực phẩm. Một hệ thống HACCP cho phép bạn phát hiện những mối nguy và đặt vào những vùng kiểm soát để quản lý những mối nguy đó thông qua chuỗi cung ứng trong quá trình sản xuất. Hệ thống HACCP đáp ứng được những tiêu chuẩn của Ủy ban Tiêu Chuẩn Thực Phẩm Codex Quốc tế - được sáng lập bởi Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Nông lương thế giới của Liên hợp quốc nhằm mang lại những tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế, hướng dẫn và những quy phạm thực hành để đảm bảo tính công bằng trong thương mại. HACCP cũng được sử dụng để hỗ trợ các yêu cầu trong bộ tiêu chuẩn quản lý, ví dụ như ISO 22000 Quản lý An toàn Thực phẩm.

Những phúc lợi của HACCP là gì?

  • Thực hiện kiểm soát toàn cầu những mối nguy được phát hiện. 
  • Đem lại sự tự tin cho các nhà sản xuất, các bên liên quan và nhà cung cấp với sự kiểm soán của bạn.
  • Hướng hệ thống HACCP tới ISO 22000 để cải thiện hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
  • Quản lý một cách hiệu quả những rủi ro trong vấn đề an toàn thực phẩm xuyên suốt toàn bộ chuỗi cung ứng
  • Xem xét lại lại và cải tiến liên tục để hệ thống của bạn luôn hiệu quả.
  • Làm thế nào có chứng nhận HACCP

    Chúng tôi tạo ra quy trình chứng nhận HACCP đơn giản. Sau khi nhận được đơn đề nghị, chúng tôi sẽ bổ nhiệm một giám đốc khách hàng đến hướng dẫn bạn và doanh nghiệp thông qua những bước sau đây
    1. Phân tích khoảng cách
      Đây là một dịch vụ tùy chọn trước khi đánh giá mà thông qua đó chúng tôi có cái nhìn sâu hơn vào hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiện hành của bạn và so sánh nó với những tiêu chuẩn của HACCP. Bước này giúp chúng tôi nhận ra những điểm cần tập trung thay đổi trước khi tiến hành đánh giá chính thức nhằm tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp của bạn. 
    2. Đánh giá chính thức
      Đánh giá chính thức trải qua hai giai đoạn. Đầu tiên, chúng tôi sẽ xem lại công tác chuẩn bị cho việc đánh giá tổ chức bằng cách kiểm tra những quy trình và kiểm soát HACCP cần thiết  đã được phát triển hay chưa. Chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết số liệu của mình với bạn nếu như phát hiện những khoảng cách, và bạn sẽ có thể thu hẹp chúng. Nếu tất cả những tiêu chuẩn được đáp ứng, tiếp theo chúng tôi sẽ tiến hành đánh giá việc thực hiện quy trình và việc kiểm soát trong tổ chức của bạn để đảm bảo rằng doanh nghiệp đang hoạt động một cách hiệu quả như được yêu cầu đối với chứng nhận ISO 9001.
    3. Chứng nhận và sau khi chứng nhận
      Khi đã vượt qua việc đánh giá chính thức, doanh nghiệp của bạn sẽ nhận được chứng nhận HACCP và có giá trị trong vòng ba năm. Giám đốc khách khàng sẽ luôn giữ liên lạc trong suốt quá trình này, thường xuyên thăm quan để đảm bảo hệ thống của bạn không chỉ duy trì tuân thủ mà còn đảm bảo được cải tiến liên tục.
Trung tâm chứng nhận hợp chuẩn hợp quy - Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0903505714 để được tư vấn tốt nhất.

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018

PHƯƠNG PHÁP 5M TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG - 0905527089

PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ 5M


Sản xuất là một môi trường luôn biến động. Vì vậy, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau để phát sinh ra lỗi. Đặc biệt, trong sản xuất công nghiệp hiện nay để giảm thiểu những rủi ro dẫn đến thất bại thì các doanh nghiệp không thể không nhắc đến 5 đặc tính vô cùng quan trọng.
5M sẽ bao gồm:
- Linh kiện, nguyên vật liệu (Material)
- Thiết bị, máy móc (Machine)
- Người thao tác (Man)
- Phương pháp thao tác (Method)
- Kiểm tra, đo lường (Measurement)
Chất lượng sản phẩm có ổn định hay không, đa phần đều dựa vào việc quản lý 5 đặc tính này. Khoảng thời gian sau này, người ta còn bổ sung thêm 1 đặc tính nữa là đặc tính môi trường (Enviroment)
Sự “sai lệch” hay biến động về nguyên liệu đầu vào sẽ ảnh hưởng đến việc lắp ráp, gia công và có khả năng sẽ sinh ra sản phẩm lỗi. Vì vậy, việc kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào xem có nằm trong quy cách, hay sai lệch so với quy cách là một trong những công việc bắt buộc của quản lý chất lượng.
Khi phát sinh vấn đề về chất lượng của nguyên liệu, linh kiện đầu vào, để có thể đảm bảo chất lượng thì bộ phận mua hàng, nhập hàng cần phải yêu cầu đến nhà cung cấp phải cải tiến chất lượng để không phát sinh vấn đề tương tự lần nữa.
Độ chính xác của thiết bị, sự “sai lệch” trong lúc thiết bị vận hành sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy, trong quá trình sản xuất, để tránh việc biến động quá nhiều của thiết bị, thông thường cần phải có những hành động sau:
- Cần phải kiểm tra điều kiện và độ chính xác của thiết bị trước khi thao tác, vận hành.
- Điều kiện thiết lập của thiết bị cần phải được đưa vào tiêu chuẩn thao tác.
- Kiểm tra định kỳ thiết bị, máy móc.
Tuỳ vào điều kiện vận hành của từng loại thiết bị sẽ có thêm những hoạt động khác để có thể đảm bảo việc quản lý sự sai lệch của thiết bị.
3. Người thao tác (Man)
Sự “sai lệch” trong kỹ năng của người thao tác sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của việc lắp ráp, gia công sản phẩm. Do đó, cần phải thực hiện đào tạo huấn luyện, và cần phải có kế hoạch để nâng cao kỹ năng của người thao tác.
Và trong quá trình làm việc của mình, tôi nhận thấy việc quản lý con người (Man) là khó nhất trong quản lý 5M. Nếu đứng ở vị trí của một người quản lý, bạn sẽ nhận thức rõ được điều này.
4. Phương pháp thao tác (Method)
Trong quá trình gia công, lắp ráp sản phẩm, sự “sai lệch” trong phương pháp thao tác sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Phương pháp và trình tự thao tác thường sẽ được thể hiện trong “Bảng tiêu chuẩn thao tác” và “Phiếu công đoạn QC”.
Sử “sai lệch” của các thông số như độ chính xác của thiết bị đo lường, phương pháp đo đều ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Để hạn chế sự ảnh hưởng này, thông thường sẽ có những biện pháp sau:
- Giảm thiểu “sự sai lệch” về độ chính xác của thiết bị đo bằng cách hiệu chỉnh / hiệu chuẩn thiết bị đo.
- Phương pháp đo lường và cách thức đánh giá sản phẩm đạt hay không đều cần phải được tiêu chuẩn hoá.
6. Môi trường (Envirorment)
Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm đều ảnh hưởng rất nhiều đến cả linh kiện, nguyên vật liệu, thiết bị, thao tác và cả thiết bị đo. Do đó, bất cứ “sai lệch” nào của môi trường cũng đều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Việc kiểm soát 5M trong quá trình sản xuất là vô cùng quan trọng. Một khi làm tốt được việc này, thì dù có phát sinh lỗi trong quá trình sản xuất thì bạn vẫn sẽ dễ dàng điều tra nguyên nhân hơn.
Trung tâm chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905527089 để được tư vấn tốt nhất.

chứng nhận haccp 0905527589

                                                           TIÊU CHUẨN HACCP
Lợi ích của HACCP rất nhiều nhưng điểm quan trọng nhất là sự cải tiến hữu hình và có thể chứng minh được quá trình chế biến vệ sinh thực phẩm an toàn và thỏa mãn những yêu cầu của luật định. Mục tiêu cuối cùng của hệ thống là đảm bảo thực phẩm an toàn bởi những phương pháp nhận diện và quản lý mối nguy hại thay cho việc kiểm soát lỗi thời và kém hiệu quả. Chứng nhận tiêu chuẩn HACCP là một phương pháp giao tiếp hiệu quả với nhà đầu tư và các bên liên quan khác, là yếu tố quan trọng chứng minh sự cam kết thực phẩm sạch.

1. Tiêu chuẩn HACCP là gi?

Tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là hệ thống quản lý mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm thông qua nhận biết mối nguy, thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát tại các điểm tới hạn. Các nguyên lý của HACCP được thống nhất trên toàn thế giới và có thể áp dụng trong tất cả các ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống, trong việc phân phối và bán sản phẩm. Hệ thống này có thể được áp dụng cho các sản phẩm đang tiêu thụ trên thị trường cũng như cho các sản phẩm mới.
HACCP ra đời từ thập niên 60 cùng với chương trình vũ trụ của cơ quan NASA  Mỹ nhằm ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho các phi hành gia khi phóng tàu vũ trụ Comlumbia lên không trung. Năm 1971, HACCP bắt đầu được áp dụng trong ngành thực phẩm tại Mỹ nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm thông qua kiểm soát các mối nguy hại, sau đó HACCP nhanh chóng trở thành một hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Việc áp dụng HACCP không phải chỉ đơn thuần phân tích mối nguy và kiểm soát các điểm tới hạn mà cần phải đảm bảo các điều kiện tiên quyết và chương trình tiên quyết như Quy phạm Thực hành sản xuất tốt tiêu chuẩn GMP (GOOD Manufacturing Practice). Quy phạm Thực hành vệ sinh tốt tiêu chuẩn SSOP (Sanitation Standard Operating Procedures) cùng các chương trình hỗ trợ khác để làm nền tảng cho việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

2. Đối tượng áp dụng của tiêu chẩn HACCP

- Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.
- Các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, khu chế xuất, thức ăn công nghiệp.
- Cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn và các tổ chức hoạt động liên quan đến thực phẩm.

3. Lợi ích:

Lợi ích với doanh nghiệp: nâng cao uy tín chất lượng của mình, tăng tính cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, đặc biệt đối với thực phẩm xuất khẩu. Được phép in trên nhãn dấu chứng nhận phù hợp hệ thống HACCP. Tạo lòng tin với người tiêu dùng và bạn hàng. Là cơ sở đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại trong nước cũng như các đối tác nước ngoài.
Lợi ích với ngành công nghiệp: tăng khả năng cạnh tranh và tiếp thị, giảm chi phí do giảm sản phẩm hỏng và phải thu hồi, cải tiến quá trình sản xuất và điều kiện môi trường, cải tiến năng lực quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm, tăng cơ hội kinh doanh và xuất, nhập khẩu thực phẩm.
Lợi ích với nhà nước: cải thiện sức khỏe cộng đồng, nâng cao hiệu quả và kiểm soát thực phẩm, giảm chi phí cho sức khỏe cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thương mại, tạo lòng tin của người dân vào việc cung cấp thực phẩm.
Lợi ích đối với người tiêu dùng: giảm nguy cơ các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm, nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng sự tin cậy vào việc cung cấp thực phẩm, cải thiện cuộc sống trong lĩnh vực sức khỏe và kinh tế xã hội.

4. Các bước triển khai 

- Cần xem xét lại điều kiện nhà xưởng trang thiết bị và con người trước khi tiến hành áp dụng HACCP, nếu chưa đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì phải sửa chữa, nâng cấp… Để áp dụng thành công hệ thống HACCP, doanh nghiệp cần phải chú ý điều kiện sau :
Cam kết lãnh đạo : Lãnh đạo doanh nghiệp phải cam kết đối với việc triển khai áp dụng và duy trì hệ thống an toàn vệ sinh thực phẩm HACCP thông qua đảm bảo cung cấp kịp thời các nguồn lực cần thiết theo các yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm.
Yếu tố con người : cán bộ quản lý chủ chốt phải được trang bị các kiến thức về sản phẩm và quá trunhf sản xuất, kinh nghiệm thực tế và hiểu biết về các nguyên tắc của HACCP, đồng thời nhận thức được vai trò của HACCP trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nhà xưởng và trang thiết bị công nghệ: thiết bị và điều kiện nhà xưởng đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng các yêu cầu của phấp luật và chế định về an toàn vệ sinh thực phẩm.

5. 12 bước xây dựng hệ thống tiêu chuẩn HACCP 

Bước 1: Lập nhóm công tác về HACCP.
Bước 2: Mô tả sản phẩm.
Bước 3: Xác định mục đích sử dụng.
Bước 4: Thiết lập sơ đồ quy trình sản xuất.
Bước 5: Thẩm tra sơ đồ quy trình sản xuất.
Bước 6: Xác định và lập danh mục các mối nguy hại và các biện pháp phòng ngừa.
Bước 7: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn CCPs.
Bước 8: Thiết lập các ngưỡng tới hạn cho từng CCP.
Bước 9: Thiết lập hệ thống giám sát cho từng CCP.
Bước 10: Thiết lập các hành động khắc phục.
Bước 11: Thiết lập các thủ tục thẩm tra.
Bước 12: Thiết lập bộ tài liệu và lưu giữ hồ sơ HACCP.

CHỨNG NHẬN HACCP - 0905527089


HACCP (viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Points, được dịch ra tiếng Việt là Phân tíh mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn), là những nguyên tắc được sử dụng trong việc tchiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. HACCP được nhiều nước trên thế giới quy định bắt buộc áp dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm. Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế (CODEX) cũng khuyến cáo việc nên áp dụng HACCP kết hợp với việc duy trì điều kiện sản xuất (GMP - Good Manufacturing Practices) để nâng cao hiệu quả của việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. HACCP được giới thiệu trong tiêu chuẩn của CODEX mang số hiệu CAC/RCP 1-1969, Rev.4-2003, và tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam tương đương là TCVN 5603:2008.

HACCP là công cụ cơ bản trong việc hoạch định tạo thực phẩm an toàn trong việc áp dụng ISO 22000 tại các tổ chức tham gia vào chuỗi thực phẩm.
Việc áp dụng thành công HACCP đòi hỏi sự cam kết hoàn toàn và sự tham gia của toàn ban lãnh đạo và lực lượng lao động. Nó cũng đòi hỏi một cố gắng đa ngành, mà cố gắng này có thể bao gồm: sự hiểu biết kỹ về nông học, thú y, sản xuất, vi sinh vật học, y học, sức khoẻ cộng đồng, công nghệ thực phẩm, sức khoẻ môi trường, hoá học và kỹ thuật, tuỳ theo những nghiên cứu cụ thể. Việc áp dụng HACCP phù hợp với việc thực hiện các hệ thống quản lý chất lượng, như bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và là hệ thống được chọn để quản lý an toàn thực phẩm trong các hệ thống trên.

HACCP có 7 nguyên tắc:
  • Nhận diện mối nguy;
  • Xác định điểm kiểm soát tới hạn (CCP - Critical Control Points);
  • Xác định giới hạn tới hạn cho mỗi CCP;
  • Thiết lập thủ tục giám sát CCP;
  • Thiết lập kế hoạch hành động khắc phục khi giới hạn tới hạn bị phá vỡ;
  • Xây dựng thủ tục thẩm tra hệ thống HACCP;
  • Thiết lập thủ tục lưu trữ hồ sơ HACCP.
  • Trình tự áp dụng HACCP

Trình tự áp dụng HACCP gồm 12 bước, trong đó 7 nguyên tắc trên cũng đồng thời là 7 bước cuối. Còn 5 bước trước đó là:
  • Thành lập nhóm HACCP;
  • Ghi chép, thuyết minh về thực phẩm (tính an toàn, thời hạn sử dụng, bao gói, hình thức phân phối);
  • Xác nhận phương pháp sử dụng thực phẩm;
  • Vạch sơ đồ trình tự chế biến thực phẩm;
  • Kiểm tra tại nhà máy trình tự chế biến thực phẩm.
Việc nhận diện mối nguy dựa trên kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và sự hiểu biết về thực trạng điều kiện sản xuất của mỗi nhà máy.

Doanh nghiệp khi áp dụng hệ thống HACCP sẽ đạt được những lợi ích sau:

  • Nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm của mình, tăng tính cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, nhất là đối với thực phẩm xuất khẩu. Đồng thời tạo lòng tin với người tiêu dùng và bạn hàng
  • Được phép in trên nhãn sản phẩm sự phù hợp với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm HACCP
  • Có điều kiện thuận lợi khi đàm phán ký kết hợp đồng thương mại trong nước cũng như xuất khẩu
  • Là cơ sở được hưởng chính sách ưu tiên đầu tư, đào tạo của nhà nước cũng như các đối tác nước ngoài

Lợi ích của HACCP?
HACCP mang lại lợi ích cho ngành công nghiệp:

  • Tăng khả năng cạnh tranh và tiếp thị, giảm chi phí do giảm sản phẩm hỏng và phải thu hồi, cải tiến quá trình sản xuất và điều kiện môi trường
  • Cải tiến năng lực quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm
  • Tăng cơ hội kinh doanh và xuất nhập khẩu thực phẩm
HACCP mang lại lợi ích cho nhà nước:

  •  Cải thiện sức khỏe cộng đồng
  • Nâng cao hiệu quả và kiểm soát thực phẩm
  • Giảm chi phí cho sức khỏe cộng đồng
  • Tạo điều kiện cho phát triển thương mại
  • Tạo lòng tin của người dân vào việc cung cấp thực phẩm
HACCP mang lại lợi ích cho người tiêu dùng:

  • Giảm nguy cơ các bệnh truyền qua thực phẩm, nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Tăng sự tin cậy vào việc cung cấp thực phẩm
  • Cải thiện cuộc sống trong lĩnh vực sức khỏe và kinh tế-xã hội
Trên đây là những lợi ích không thể phủ nhận khi doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý HACCP.
Trung tâm chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905527089 để được tư vấn tốt nhất.

C

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2018

HỒ SƠ CÔNG BỐ ĐỐI VỚI THỰC PHẨM SẢN XUẤT VÀ NHẬP KHẨU

HỒ SƠ CÔNG BỐ ĐỐI VỚI THỰC PHẨM SẢN XUẤT VÀ NHẬP KHẨU


Đối với NK (theo Điều 7, khoản 1 NĐ 15:2018)
  1. -        Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
  2. -       Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu (hợp pháp hóa lãnh sự);
  3. -      Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực);
  4. -     Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu;
  5. -       Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

Đối với SX (theo Điều 7, khoản 2 NĐ 15:2018)

  1. -         Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
  2. -        Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực);
  3. -     Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu;
  4. -      Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
  5. -       Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
3. Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm.
Liên hệ ngay với Ms La để được hỗ trợ chi tiết nhất:
Tel: 0903.012.450